Tương truyền, khi Phủ Thiên Trường trở thành kinh đô thứ 2 của vương triều Trần thì cùng với nó là sự hình thành của các làng nghề.Theo truyền thống các địa phương trong cả nước, nơi nào có của ngon vật lạ thường mang lên dâng tiến Vua. Món nem nắm Giao Thủy thời đó cũng được nhân dân trong vùng dâng lên để Ngài ngự. Sau khi thưởng thức Nhà Vua khen ngon và nem nắm Giao Thủy cũng trở thành món ăn được nhiều người biết đến từ bấy giờ. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, món nem nắm Giao Thủy được lưu truyền đến từthế hệ này đến thế hệ khác và đã trở thành “thương hiệu” được truyền tụng trong nhân dân và được coi là món ăn đặc sản của người dân Giao Thủy nói riêng và người dân Nam Định nói chung.
     Về Nam Định không thể nào không thưởng thức món nem Giao Thủy như là một mặc định của những người đã đến và thưởng thức một lần trước đó. Nem Nam Định ngon, ngọt, béo gậy, lại thêm vị thơm nừng của vị mắm biển và vị chát bùi của lá sung, lá đinh năng. Trong dân gian truyền nhau câu ca dao :
"Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò"